Kinh nghiệm mua máy tính cũ

Kinh nghiệm mua máy tính cũ

Để chọn mua được một bộ máy tính để bàn cũ chất lượng có cấu hình và giá cả phù hợp  với ngân sách của bạn. Bạn cần tìm hiểu cho mình một chút kiến thức cơ bản về máy tính. Hi vọng qua bài viết dưới đây của Vi Tính Ngọc Phát bạn có thể tự lựa chọn cho mình một bộ máy tính ưng ý.

Nguồn gốc máy tính cũ bán trên thị trường

Hiện nay máy tính để bàn cũ, máy tính đồng bộ cũ tại thị trường Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ 3 nguồn dưới đây:

+ Hàng thanh lý của các Công Ty, Phòng Game, hàng new tồn kho từ các Công Ty máy tính lớn, từ cá nhân người dùng

+ Hàng máy tính đồng bộ cũ nhập khẩu từ Mỹ, Nhật với các thương hiệu như Dell, HP, IBM….

+ Hàng trôi nổi hoặc nhập từ Trung Quốc có linh phụ kiện hỏng lỗi hoặc nhái được tân trang sửa chữa lại

Theo thói quen bạn hẳn sẽ tìm kiếm trên mạng được 1 vài nơi bán máy tính rồi so sánh giá thành và thời gian bảo hành với nhau. Không ít bạn sẽ tưởng kiếm được món hời khi tìm được chỗ bán rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại ở nơi khác, nhưng thời gian bảo hành thì ngắn hơn.

Đừng vội mua hãy so sánh cấu hình cùng thời gian bảo hành với mặt bằng chung những nơi khác. Nhiều nơi bán rẻ nhưng thời gian bảo hành rất ngắn và thường sau khoảng thời gian đó máy thường hay phát sinh lỗi.

Khi chọn mua máy tính để bàn cũ nhiều người thường chỉ kiểm tra bằng cách bật máy xem mấy khởi động nhanh không? chạy vài ứng dụng xem có giật lag không? Xem qua thông số máy.  Tuy nhiên, rất nhiều lỗi (RAM), bo mạch chính (mainboard), Ổ cứng, Màn hình máy tính…khó có thể phát hiện được nếu chỉ quan sát bằng cảm quan.

Các bạn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ mua bán linh kiện máy tính cũ tại TPHCM của cty Ngọc Phát chúng tôi, luôn mang đến sự hài lòng cho quý khách

Một số cách kiểm tra để chọn mua 1 bộ máy tính cũ

Nên chuẩn bị một vài công cụ để test máy CD/USB khởi động Hirent Boot hoặc một số phần mềm chạy trên windows như MHDD hoặc Victoria, CPU-Z, Mornitor test.

Test lỗi trên ổ đĩa cứng

+ Cách 1: Khởi động máy boot vào đĩa CD Hirent Boot: chọn Hard Disk Tool | MHDD (HDD phải được set ở chế độ Master thì phần mềm mới có thể nhận diện được HDD).

Cách test RAM

Ta dùng cách ép máy chạy cùng lúc thật nhiều phần mềm ứng dụng để máy sử dụng tối đa bộ nhớ RAM đang có. Việc này  có thể kiểm tra được bộ nhớ có bị lỗi ở bất kỳ ô nhớ nào hay không.  Có thể dùng cách bật thật nhiều cửa sổ Windows Explorer (Phím Windows + E) cho đến khi nào máy báo đầy bộ nhớ, nếu không bị khởi động lại hoặc màn hình xanh thông báo lỗi là ổn.

Cách test CPU

CPU rất ít bị lỗi, khởi động được vào Windows là ok. Nên kiểm tra thêm tốc độ thực của CPU. Tốc độ kiểm tra ở phần Properties của My Computer chưa chắc đã chính xác vì thông tin này có thể chỉnh sửa được trong phần Registry của Windows. Ta sử dụng phần.

 

Đối với màn hình:

Màn hình lcd cũ thường hay gặp phải lỗi bị mờ, độ sáng không ổn định, màn hình bị rung, chữ nhiễu. Bạn cần kiểm tra settup đúng chưa? xem các nút có bị liệt không.

 

Dùng phần mềm Mornitor Test bật lần lượt các chế độ màu Đen, Trắng, Xanh đậm, Đỏ để thấy được lỗi vết kẻ sọc, nhòe màu, điểm chết(nếu có). Sau khi kiểm tra nếu bạn quyết định mua nên để máy chạy các ứng dụng cùng lúc càng lâu càng tốt nếu được để xem có phát sinh thêm lỗi gì khi dùng hay không.

 

Những lưu ý khi mua ban linh kien may tinh cu bạn cần phải nhớ

 

Sở hữu một chiếc may tính đã qua sử dụng chất lượng tốt, giá thành phù hợp thì bất kỳ ai cũng mong muốn. Nhưng điều đó không có nghĩa tất cả mọi người đều chọn được máy tính tốt. Làm thế nào để giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu rủi ro khi mua máy tính cũ. Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp bạn  mua máy tính cũ chất lượng.

+ Chiếc máy tính đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của bạn

+ Tìm nơi mua máy tính cũ đáng tin cậy, được nhiều người đánh giá và tin dung

+ Khi mua máy tính cũ phải có chế độ bảo hành, hỗ trợ khi mua máy

+ Kiểm tra các phím của máy tính

+ Cấu hình máy phù hợp

Related Posts